Sạp nghỉ lễ 2 ngày: 30/04 và 01/05/2024. Mở cửa bình thường từ 02/05/2024 (Thứ 5) ạ!

Bát gốm chiết yêu (Hiên Vân Ceramics) - màu ngẫu nhiên

200.000₫
( Hết hàng )

Mã SKU: KG-33-BGCY-X

Thương hiệu: Hiên Vân Ceramics

Khối lượng: 155 (gr)

Số lượng:

📍 Xin lưu ý:
–  Sạp sẽ giao màu ngẫu nhiên, sẵn có tại cửa hàng. Nếu bạn có nhu cầu chọn lựa, vui lòng ghi chú hoặc nhắn tin riêng cho Sạp ạ.

•  Sạp Chàng Sen trân trọng giới thiệu  •

Thương hiệu: Hiên Vân Ceramics
Xuất xứ: Việt Nam

■ SỐ LƯỢNG:
01 chiếc

■ KÍCH THƯỚC SẢN PHẨM:
–  Cỡ XS: Chiều cao 5 cm, đường kính miệng 12 cm

■ HOẠ TIẾT:
Hoa văn mây, hoa phù dung.

■ MÔ TẢ: Bát chiết yêu

Chiết – bẻ/thu nhỏ/trừ/bớt.
Yêu – eo/lưng.

Bát chiết yêu được cho rằng ra đời từ thế kỉ 18. Đây là sự kết hợp rất duyên của bát hình nón với miệng rộng và bát chân cao. Là loại bát to, miệng loe, thắt lại ở thân. Chiết yêu/eo đọc lên đã rất gợi hình của những đường cong mềm mại.

Đến thời bao cấp, dường như cái bát với dáng “thắt lưng buộc bụng” được sử dụng phổ biến bởi bát chứa được ít thức ăn nhưng vẫn tạo cảm giác đầy đặn.

Bát chiết yêu thường được dùng để ăn các món đồ nước như canh, bún, miến... Mâm cỗ trong gia đình, nhất là ngày giỗ hay ngày Tết thường có “4 yêu, 8 đĩa” đó là: yêu măng, yêu miến, yêu bóng, yêu xương ninh. Còn 8 đĩa đó là đĩa gà luộc, đĩa giò, đĩa nem, đĩa xào, đĩa nộm, đĩa xôi, đĩa trầu cau, đĩa trái cây.

Ta còn gặp hình ảnh bát chiết yêu dùng để đựng củ thủy tiên trong tác phẩm “Ăn tết hoa thủy tiên” của Vũ Bằng:

“Ðối diện những cây cảnh đó, bên này là cái bàn tam cấp sơn son thếp vàng, trên để rất đều hàng những bát chiết yêu và cốc pha-lê trắng hay phơn phớt hoa đào, trong đựng những củ thủy tiên hạng nhì vừa mới gọt vài ba hôm trước.”

Bát chiết yêu gốm Hiên Vân được thiết kế và sáng tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng hằng ngày. Bát không vẽ lam, mà sử dụng họa tiết nổi tiêu biểu thời Lý – Trần. Bát chiết yêu đẹp nhất với men tro tự nhiên, đặc biệt màu búp dong.

Hiên Vân Ceramics từ năm 2004, Là một người sưu tầm gốm cổ, họa sĩ Bùi Hoài Mai luôn mê mẩn vẻ đẹp của gốm thời Lý, Trần, Lê, Mạc. Người họa sĩ tiếc nuối vẻ đẹp ấy sẽ mất dần theo thời gian, lo sợ nghề gốm truyền thống mai một, bèn mày mò làm gốm mong tìm lại những kỹ thuật, hoa văn họa tiết xưa, khó hơn nữa, là tiếp nối được nét đẹp gốm Việt một thời.

Vào những năm 90, ông chuyển hẳn về sống tại làng Na, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ở đây, họa sĩ Bùi Hoài Mai vừa dạy vẽ và điêu khắc cho người làng, vừa cùng họ làm gốm. Nhờ tinh thần và niềm say mê ấy, họa sĩ cùng với người dân làng Na xây dựng lò gốm đầu tiên vào năm 2004. Lấy cảm hứng từ gốm Việt Nam thế kỉ 11, gốm Hiên Vân được ra đời dựa trên nền tảng nghề gốm truyền thống. Tinh hoa gốm của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc đã khơi gợi nhiều ý tưởng cho sự hình thành của gốm Hiên Vân. Sự ảnh hưởng được thể hiện từ kĩ thuật làm gốm, cách phối trộn đất và tạo hình. Đặc biệt là công thức làm men tro mà thành phần đặc biệt là tro từ vỏ trấu hoặc gỗ – thứ làm nên đặc trưng của men gốm cổ Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy ở đó những khác biệt bởi sự học hỏi, chắt lọc lấy cái hay khắc phục được cái dở để làm ra những sản phẩm chất lượng, hữu ích và có giá trị thẩm mỹ.

Với mục đích đưa những nét đẹp truyền thống vào đời sống hiện đại, các sản phẩm đa dạng phù hợp dùng để làm đồ thờ cúng, trang trí nội thất hay sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra không thể không nhắc tới, những bức phù điêu lớn, tượng vườn, ngói hay gạch men đáp ứng nhu cầu cho các công trình kiến trúc từ đền chùa, tới các khu resort hay nhà ở theo phong cách truyền thống.

Gốm Hiên Vân ngược dòng thời gian, để tiếp nối quá khứ với hiện tại. Để từ những câu chuyện của gốm, ta tìm lại những thứ bị lãng quên, những giá trị văn hóa và thẩm mỹ một thời. Trải lòng với gốm, ta thấy phần nào mình trong đó. Gốm cũng như con người, bởi tất cả chúng ta đều sinh ra từ đất.

Sạp đặt niềm tin ở nhà cung cấp bởi:

■ An Toàn:
Quá trình làm gốm đảm bảo an toàn lao động, nguyên liệu làm gốm từ đất, men từ tro an toàn với người sử dụng.

■ Chất lượng:
Mỗi món đồ gốm đều được chau chuốt bởi những đôi bàn tay khéo léo, như một giai nhân chuyên chở những nét đẹp văn hóa, những câu chuyện lịch sử và các tập tục làng xã (như chèo thuyền, hát xoan, múa hoa). Họa tiết trên gốm được lấy ý tưởng từ các món đồ cổ, các tác phẩm mỹ thuật hay các bức chạm khắc đình chùa (như phù điêu bát âm, rồng chầu lá đề, tiên nữ dâng hương). Những nét chạm khắc chìm – nổi của mây trời, hoa lá như bung nở trong lòng bát đĩa. Thú vị nhất là những tượng gốm được tạo hình rất duyên và đậm chất dân gian (tượng ngưu đầu – mã diện, tượng quan hầu, tượng nghê, tượng các con vật).

■ Tính bản địa:
Các sản phẩm đều được lấy chất liệu từ đời sống văn hóa người Việt.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: